Xoài Cát ChuCao Lãnh - Đồng Tháp

“Người Nhật có Xoài Đỏ, người Thái có xoài Nam Dok, còn Người Việt ta thì có tới 2 loại Xoài ngon nức tiếng là Cát Chu và Cát Hoà Lộc. Nếu Cát Chu ngọt đậm đà, thì Hoà Lộc ngọt thanh tao. Hai loại trái cây “Quốc Bảo của Người Việt”
Cao Lãnh chính là cái nôi của giống xoài Cát Chu nổi tiếng. Xoài Cát Chu rất ít xơ, hương thơm nồng nàn quyến rũ, vị ngọt đậm đà, ăn mềm lại hơi dai, cảm giác miếng xoài tan dần trong miệng và vị ngọt dịu vẫn đọng lại trên đầu lưỡi thật khó chối từ. Tương truyền đây là loại xoài ngày xưa dùng để tiến cống cho các vua nhà Nguyễn, nên dân gian còn gọi là Xoài Ngự.
Đặc điểm của Xoài Cát Chu
Xoài Cát Chu hình dáng thon dài, trọng lượng quả trung bình khoảng 300g, rất ít xơ, hương thơm nồng nàn quyến rũ, vị ngọt đậm đà, ăn mềm lại hơi dai, cảm giác miếng xoài tan dần trong miệng và vị ngọt dịu vẫn đọng lại trên đầu lưỡi thật khó chối từ.

Độ Brix khi chín: 16-21

Nhờ kỹ thuật bao trái hiện đại, người nông dân làm ra được 2 loại xoài Cát Chu da xanh và da vàng.

Vì sao có tên gọi Xoài Cát Chu? Tên xoài Cát Chu là ghép của xoài cát và chu ở đây là màu chu sa ( tức màu ứng đỏ, do trái chín sẽ ửng đỏ từ trong ra). Còn có cách giải thích khác là vì ở đầu trái xoài thường “chu” ra nên mọi người lấy luôn cái hình dáng lạ của xoài làm tên gọi.

Phân biệt độ tuổi

- Cây xoài cát chu là cây trồng lâu năm, bắt đầu từ 3 năm trở đi sẽ có thể bắt đầu cho trái, năng suất đạt đỉnh điểm giai đoạn từ 7 năm đến 15 năm. Nếu chăm sóc tốt xoài cát chu có thể cho năng suất tốt đến 30 năm.

- Chu kì của một quả xoài cát chu trung bình khoảng 120-150 ngày, kể từ lúc cây tạo mầm hoa đến lúc thu hoạch.

- Trái xoài cát chu non bắt đầu được bao trái để tránh côn trùng, sâu bệnh tấn công và giữ được mẫu mã bắt mắt từ lúc trái bằng ngón tay cái.

Dựa trên kinh nghiệm và quy ước chung tạm chia tuổi quả xoài ra theo thang điểm 10

Dưới 7 tuổi
7 - 8 tuổi
8,5 tuổi
9 tuổi
10 tuổi
(Xoài chín cây)

- Xoài cát chu phục vụ thị trường xuất khẩu sẽ dao động trong chuẩn từ 8.5 tuổi – 9 tuổi.

- Sau khi phân loại và trải qua quá trình xử lý VHT, xoài sẽ được làm mát trong kho mát, sau đó sẽ tiến hành quá trình ủ chín.

- Tuỳ theo nhu cầu của từng khách hàng, từng thị trường khác nhau sẽ điều chỉnh mức độ ủ chín khác nhau.

Các mức độ chín:
30%
50%
60%
70%
80-90%
100%

Nhờ kỹ thuật bao trái hiện đại, người nông dân làm ra được loại xoài da vàng.

Túi giấy 2 lớp, cách ly trái xoài với ánh sáng mặt trời nên cho ra quả xoài màu vàng.

NHẬN BIẾT SỐNG CHÍN

Khi sống: Vỏ màu vàng nhạt đồi mồi ít, mờ. Trái cứng, không thơm. Vị rất chua, thịt thơm, cơm xoài giòn rau ráu.

Khi chín: Vỏ màu xanh ửng vàng, đồi mồi nhiều, rõ. Trái bóp mềm tay, thơm đặc trưng. Vị ngọt đậm đà, ít xơ, mọng nước..

Mùa vụ trong năm
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất
  1. Hái xoài từ vườn & HTX
  2. Vận chuyển đến nhà máy
  3. Tiếp nhận, phân loại
  4. Xử lý nhiệt (tùy thị trường yêu cầu)
  5. Đóng gói
  6. Chất hàng lên xe
Quy cách đóng góiThùng 4 Kg
8-14 trái/thùng

Cont 20
- Chất xá: 6 tấn (1500 thùng)
- Chất pallet: 9 pallet, mỗi pallet chất được 136 thùng (tổng cont 1224 thùng, tổng 4.896kg)

Cont 40
- Chất Pallet: 20 pallet, mỗi pallet chất được 144 thùng (tổng cont thùng, tổng 11.520kg)

Phương pháp bảo quản
Xoài là một trái cây nhiệt đới, rất mẫn cảm với nhiệt độ
Bình thường trái xoài bảo quản điều kiện tự nhiên là từ 22 độ - 25 độ, xoài sẽ chuyển chín tự nhiên.
Đối với xoài trải qua quá trình ủ chín, tuỳ theo mức độ ủ chín và thời gian bảo quản sẽ được bảo quản ở nhiệt độ khác nhau, có thể tham khảo các mức độ như sau:
Xoài là một trái cây nhiệt đới, rất mẫn cảm với nhiệt độ
Bình thường trái xoài bảo quản điều kiện tự nhiên là từ 22 độ - 25 độ, xoài sẽ chuyển chín tự nhiên.
Đối với xoài trải qua quá trình ủ chín, tuỳ theo mức độ ủ chín và thời gian bảo quản sẽ được bảo quản ở nhiệt độ khác nhau, có thể tham khảo các mức độ như sau:
Một số lỗi thường gặp
Bệnh thán thư

Ảnh hưởng chất lượngThối vùng da xung quanh vết nấm, lây lan nhanh, thịt quả vùng bị bệnh thối nhũn

Nguyên nhânDo nấm bệnh có tên khoa học là Colletotrichum gloeopsoriodes gây nên.

Cách khắc phụcTuyển chọn kỹ lưỡng tại vườn
Bảo quản xoài khô ráo, thoáng mát

Bệnh thối đầu

Ảnh hưởng chất lượngThối vùng cuống, sau đó lan nhanh toàn bộ trái

Nguyên nhân- Do vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas sp gây ra.
- Thường cuống xoài bị gãy sát, hoặc do mủ chảy xuống làm tổn thương vùng quanh cuống, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn này tấn công.

Cách khắc phục- Không làm tổn hại đến cuống
- Hạn chế và loại bỏ quả xoài bị mủ chảy xuống cuống khi thu hoạch hoặc trong quá trình xử lý

Bỏng ruột (Air Pocket)

Ảnh hưởng chất lượngNgoài da nhìn đẹp nhưng bên trong ruột bị bỏng với các túi khí

Nguyên nhânTrong quá trình xử lý VHT.

Vết xước (da cây)

Ảnh hưởng chất lượngTạo nên những vết lồi lõm trên da, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong.

Nguyên nhânDo quá trình trái va quẹt với nhau, hoặc va quẹt với nhánh xoài, lá xoài tạo nên những vết xước, nhưng sau đó lành lặn lại.

Cách khắc phục- Tuyển chọn kỹ trong quá trình thu hoạch và xử lý.


Một số hình ảnh về Xoài Cát Chu Mr. 9